05/05/2022 08:05

Thất bại là động lực, không phải là kết thúc

Thất bại không phải là dừng lại mà khi bạn biết rút ra kinh nghiệm cho mình thì đó chính là động lực để bạn đi đến gần thành công hơn.

Có người có thể cả đời không gặt hái được thành công nhưng thất bại chắc chắn là ai ai cũng gặp phải. Thực ra các kiểu thành công ở phương diện nào đó mà nói thì cũng đều phải nếm mùi vị của thất bại, các phương pháp, cách làm truyền lại cho bạn đều được rút ra từ thất bại. Thêm vào đó là sự cố gắng, kiên trì, cuối cùng sẽ hòa lẫn trở thành thành công. Nếu quá coi trọng kết quả, quá đặt nặng việc phải thành công, cuối cùng lại không thành công thì sẽ sợ hãi thất bại.

Bài học cuộc sống, triết lý sống, thất bại là động lực để thành công

Người ta thường nói: Thành sự tại thiên, làm việc tại nhân. Con người càng không chấp nhận thất bại, vì thế mọi ủ dột, tiêu cực, buồn bã đều kéo đến, cuối cùng là vấn đề của ai? Thực ra chẳng phải vấn đề của bất cứ ai, cũng đừng cố phải tìm một ai đó đứng ra chịu trách nhiệm thất bại. Thất bại là chuyện bình thường trong cuộc đời, bạn đối mặt thế nào với mưa to gió lớn thì hãy đối mặt với thất bại như vậy.

Năm 496 trước công nguyên, Ngô Vương Hạp Lư của Trung Quốc đã phái binh tấn công nước Việt nhưng bị nước Việt đánh bại, Hạp Lư cũng chết trên chiến trường. 2 năm sau, con trai của Hạp Lư là Phù Sai dẫn binh tấn công nước Việt, Việt Vương Câu Tiễn bị áp giải tới nước Ngô làm nô lệ, Câu Tiễn nhẫn nhục hầu hạ Ngô Vương 3 năm, Phù Sai mới loại bỏ hoài nghi, phòng bị mà thả cho ông về nước Việt.

Thực ra Câu Tiễn không hề từ bỏ lòng báo thù, bề ngoài ông phục tùng Ngô Vương, nhưng âm thầm huấn luyện tinh binh, chuẩn bị và chờ đợi cơ hội đánh nước Ngô. Gian khổ có thể rèn luyện ý chí, ngược lại sự an nhàn lại làm mòn ý chí. Câu Tiễn sợ bản thân sẽ tham lam sự an nhàn trước mắt mà bào mòn ý chí báo thù, thế nên ông đã cho mình môi trường sống vô cùng khắc nghiệt. Buổi tối khi đi ngủ ông không dùng đệm, chỉ lót một ít cỏ khô, còn treo một cục mật đắng trong phòng, ông liên tục nếm vị đắng của mật, mục đích là để không được quên đi nỗi nhục này. Đây cũng là sự tích của câu “nằm gai nếm mật”.

Bài học cuộc sống, triết lý sống, thất bại là động lực để thành công

Câu Tiễn để cổ vũ dân chúng đã cùng Vương hậu tham gia lao động cùng với nhân dân, dưới sự đồng tâm hiệp lực của mọi người, nước Việt đã dần hùng mạnh. Cuối cùng khi đã tìm được thời cơ, đem quân tiêu diệt nước Ngô.

Đằng sau của người thành công chắc chắn là trải qua thất bại. Cùng với việc trải qua thất bại, trước mắt họ có 2 con đường: 1 là nhụt chí, chán chường, mất đi tự tin, đây chắc chắn là một con đường thất bại lại càng thất bại, không bao giờ thành công được. Còn một con đường khác chính là đứng dậy, kiên trì bước tiếp, dũng cảm đối diện với thất bại, cách đó không xa ở phía trước thành công đang vẫy tay với bạn.

Viên Long Bình nổi tiếng là “cha đẻ của giống lúa lai”, cũng là Viện sĩ của Viện Khoa học Trung Quốc. Cuộc đời của ông đã làm một việc chính là nghiên cứu lai tạo các giống lúa, hơn nữa còn gặt hái được thành công. Nhưng ông cũng đã tốn 9 năm, trải qua nhiều lần thất bại mới thực sự thành công tạo ra giống lúa lai.

Bài học cuộc sống, triết lý sống, thất bại là động lực để thành công

“Làm khoa học là không được nản chí cho dù thất bại bao nhiêu lần, thứ mà nhà khoa học không nên sợ nhất chính là thất bại”. Đây là câu mà Viên Long Bình thường xuyên nói.

Vì thế mới nói cuộc đời của con người giống như một chiến trường, thất bại có thể nhắm vào bạn bất cứ lúc nào, đánh cho bạn đổ rạp, tưởng như không thể đứng dậy nổi. Đối với một kẻ yếu đuối thì một lần thất bại giống như chết về mặt tinh thần. Chỉ có những người không sợ thất bại, cố gắng kiên trì phấn đấu đến cùng mới có thể được coi là anh hùng và kẻ mạnh thực sự. Thất bại không hề đáng sợ, ngã ở đâu thì đứng lên ở đó, thất bại là động lực để cố gắng, là nền tảng cho thành công sau này, là bậc thang hướng tới thành công.

Tin cùng chuyên mục