Làm thế nào để sống lâu hơn: Hãy tham khảo bí quyết '3 không' của họa sĩ 105 tuổi
Sống trường thọ khỏe mạnh là đích đến của bất kỳ ai, nhưng con đường để đi đến đó thì mỗi người mỗi khác.
Sống 105 tuổi nhờ kiên trì với 3 chữ "không"
Không ai trong chúng ta là không có mong muốn rằng bản thân có thể sống khỏe mạnh và trường thọ nhất có thể, dù ở mức độ khát khao và dành sự phấn đấu cho mục đích này khác nhau.
Nói về sự trường thọ, đây là một điều rất nhiều người đang theo đuổi, và một số người thậm chí mua các sản phẩm sức khỏe rất đắt tiền để kéo dài tuổi thọ, hoặc tìm kiếm các phương pháp can thiệp y tế khác nhau.
Nhưng trên thực tế, tuổi thọ có thể không phức tạp như bạn nghĩ, cũng không có nghĩa là nếu bạn ăn thứ gì đó, bạn chắc chắn sẽ sống lâu hơn.
Có một trường hợp được nghiên cứu sau đây sẽ khiến cho bạn bất ngờ về bí quyết sống thọ . Cụ ông 105 tuổi này vừa tiết lộ bí quyết sống lâu đã làm cho nhiều người ngạc nhiên.
Cụ ông tên là Tôn Cúc Sinh, sinh năm 1913. Ông không chỉ là một bô lão nổi tiếng sống lâu, mà còn là một nhà thư họa được nhiều người yêu mến.
Vốn dĩ, ông Tôn không phải là một người khỏe mạnh từ khi còn nhỏ, thậm chí còn bị coi là ốm yếu và nhiều bệnh tật.
Tuy nhiên, khi ông 100 tuổi, ông vẫn có thể tham gia làm khách mời trong các chương trình truyền hình, mắt tinh tai thính, chân tay nhanh nhẹn, đi lại hoạt bát cho đến khi ông qua đời vào năm 2018.
Trong mỗi lần được phỏng vấn, những người nghiên cứu về tuổi thọ của ông đã nhận ra rằng, việc sống thọ của ông không phải dựa vào những bí quyết cao siêu, mà nó lại vô cùng đơn giản, ai cũng có thể thực hiện được.
Bí quyết này nằm gọn trong 9 chữ: Không lao tâm, không lao lực, không lao hình. Chúng ta cùng tìm hiểu sâu hơn để có thể học cách áp dụng.
1. Không lao tâm
Không lao tâm được hiểu là không bận tâm, không khổ tâm, không làm cho trái tim của mình bị đau khổ, vất vả, quá sức.
Lời khuyên không lao tâm khổ tứ không có nghĩa là khuyên bạn không dùng đến não để làm việc, quá vô lo vô nghĩ hay không vận dụng đến đầu óc. Quan trọng ở đây là chữ "lao" vận dụng sao cho đúng.
Nếu chúng ta làm việc bình thường, động não vừa đủ thì không có vấn đề gì, nhưng nếu nhưng nếu bạn làm việc gì đó đến mức kiệt sức về thể chất hoặc tinh thần, nó có nghĩa là bạn đã "lao tâm" quá sức mình.
Do đó, nếu bạn muốn sống một cuộc sống khỏe mạnh lâu dài, bạn không thể sử dụng bộ não của mình quá nhiều mỗi ngày, bởi vì bạn quá lo lắng và làm cạn kiệt trái tim và tính khí của mình thì sẽ rất dễ tích tụ sự mệt mỏi, lâu ngày sinh ra bệnh. Thậm chí là nhiều bệnh, yếu tố cản trở đến mong muốn sống thọ của mỗi người.
2. Không lao lực
Không lao lực ở đây được hiểu là không làm việc quá sức, không lao động miệt mài mà không có thời gian dành cho nghỉ ngơi, thư giãn. Càng làm việc nhiều thì sẽ khiến cho bạn càng ngừng các hoạt động thể chất, thời gian vận động thể dục thể thao không đủ, thời gian thư giãn thiếu, cơ thể trì trệ.
Người bình thường trong chúng ta, nếu không lao động trí óc thì sẽ lao động chân tay, ai cũng làm việc thường ngày. Tuy nhiên, khi bạn làm việc, bạn nên dành thời gian nghỉ ngơi phù hợp, đừng quá cố sức.
Nếu bạn cảm thấy mệt mỏi, bạn cần nghỉ ngơi kịp thời. Nếu không, bạn sẽ dễ dàng làm tiêu hao khí huyết và sức lực, tổn hại khí huyết, làm hỏng xương và cơ bắp, giảm thể lực tổng thể và sớm mắc các bệnh mãn tính.
3. Không lao hình (không làm việc đến mức thân thể tàn tạ)
Nhiều người làm việc nhiều đến nỗi biến vóc dáng bề ngoài của mình thành người khác, mệt mỏi, già nua, ốm yếu và trông có vẻ vất vả, cực khổ.
Trong cuốn sách Đông y nổi tiếng Trung Quốc "Hoàng Đế Nội Kinh" từng nói đến một con đường dưỡng sinh quan trọng, đó chính là lao động không quá sức thì không ảnh hưởng đến hình dáng bên ngoài, tư tưởng không suy nghĩ quá mức thì không sinh bệnh bên trong.
Khái niệm "lao hình" ở đây là chỉ việc lao động quá sức khiến cho cơ thể tàn tạ, ảnh hưởng đến hình dáng bề ngoài.
Điển hình nhất là "ngũ lao", tức là 5 cái quá. Bao gồm:
(1) Xem/nhìn quá nhiều thì hại mắt.
(2) Nằm quá nhiều thì hại khí.
(3) Ngồi quá nhiều thì hại cơ bắp.
(4) Đứng quá nhiều thì hại xương cốt.
(5) Đi quá nhiều thì hại gân.
Do đó, mọi người nên suy nghĩ về chữ "quá" ở đây, làm cái gì lâu quá đều không tốt.
Bình thường, khi sử dụng các bộ phận cơ thể để làm gì đó, hãy đặc biệt chú ý đến từng lời khuyên nhỏ như đã kể ở trên. Dù một chút thôi cũng không nên phung phí sức khỏe của mình.
Trên đây là 3 chữ "không" mà cụ Tôn đã chia sẻ lại cho những người thế hệ sau, mặc dù nghe qua có vẻ vô cùng đơn giản, nhưng để thực hiện được một cách toàn diện, rất cần sự kiên trì bền bỉ của mỗi người.
Để sống thọ và khỏe mạnh, phải biết yêu cơ thể mình, từng thời khắc, từng phút giây trôi qua đều không được làm gì quá mức.
Tags:
Làm thế nào để sống lâu hơn
chăm sóc sức khỏe
lưu ý khi chăm sóc sức khỏe
Tin cùng chuyên mục